ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM MỸ PHẨM

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO SẢN PHẨM MỸ PHẨM

Ngày đăng: 31/08/2021 01:15 PM

    Hiện nay khi kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về làm đẹp ngày càng tăng, và mỹ phẩm chính là sản phẩm đang được quan tâm. Để tạo uy tín và để khách hàng nhận biết được sản phẩm của mình thì nhãn hiệu là không thể thiếu. Một nhãn hiệu gây ấn tượng, được pháp luật bảo hộ sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của mình.

    Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho mỹ phẩm là việc rất quan trọng bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu:

    – Được pháp luật bảo vệ mọi quyền và lợi ích

    – Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó trên thị trường

    – Được quyền cho phép người khác sử dụng, nhượng quyền và chuyển nhượng quyền cho người khác để thu lại lợi nhuận từ nhãn hiệu đó.

    – Là bằng chứng chứng mình quyền sở hữu khi có tranh chấp xảy ra

    – Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm tới nhãn hiệu của mình.

    – Nhãn hiệu mỹ phẩm đã được đăng ký bảo hộ trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh còn có chức năng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường và chức năng này đang ngày càng trở nên quan trọng.

     

    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM (THÔNG QUA TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP)

    - Giấy ủy quyền (theo mẫu của Tổ chức đại diện SHCN)

    - Tờ khai đăng ký (theo mẫu của Tổ chức đại diện SHCN)

    - File máy tính mẫu nhãn hiệu (định dạng pdf, jpg,...)

    - Photo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy phép thành lập,... (không cần công chứng, chứng thực)

     

    CÁC VÍ DỤ VỀ MẪU NHÃN HIỆU MỸ PHẨM

     

    PHÂN LOẠI NHÓM ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM

    - Khi đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần khớp sản phẩm theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ phiên bản 11-2022.

    Chi tiết Bảng phân loại có thể tham khảo tại trang web của Cục Sở hữu trí tuệ có địa chỉ tại đây

    Lưu ý: Bảng phân loại thường xuyên được cập nhật, do đó chủ đơn cần check bản mới nhất để áp dụng cho phù hợp.

    Đối với các hàng hóa/dịch vụ không có trong Bảng phân loại, chủ đơn cần phải tìm hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực mới có thể phân nhóm được.

    Chúng tôi sẽ hỗ trợ phân nhóm hàng hóa/dịch vụ cho các chủ đơn nộp thông qua Văn phòng.

    - Đối với sản phẩm mỹ phẩm, khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm trong Nhóm 03: Mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh không chứa thuốc; Chế phẩm đánh răng không chứa thuốc; Nước hoa, tinh dầu; Chế phẩm tẩy trắng và các chất khác dùng để giặt; …

     

    TRA CỨU SƠ BỘ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM

    Tra cứu sơ bộ nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của đơn đăng ký trước khi tiến hành nộp đơn chính thức với Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Chủ đơn có thể tra cứu và đánh giá sơ bộ nhãn hiệu của mình tại các trang web của Cục Sở hữu trí tuệTổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

    Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, chủ đơn có thể gửi thông tin sau đây để Văn phòng hỗ trợ tra cứu, đánh giá sơ bộ:

    - File máy tính mẫu nhãn hiệu (định dạng jpg, pdf, …)

    - Danh mục hàng hóa/dịch vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh

    Ví dụ: Nhãn hiệu cung cấp là ANPHABE; Danh mục hàng hóa/dịch vụ là: mỹ phẩm.

     

    QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    Sau khi đơn đăng ký được nộp với Cục Sở Hữu Trí Tuệ, về cơ bản nó sẽ được thẩm định qua các giai đoạn sau:

    - Thẩm định hình thức: 1 tháng

    - Công bố đơn: 2 tháng

    - Thẩm định nội dung: 9 tháng

    - Cấp bằng nhãn hiệu: 2 tháng

    Kết quả đối với đơn đăng ký có thể xảy ra các trường hợp sau:

    - Nhãn hiệu bị từ chối toàn bộ hoặc một phần, khi đó chủ đơn có quyền phản bác, khiếu nại kết quả với Cục Sở Hữu Trí Tuệ.

    - Nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ một phần nhãn hiệu hoặc một phần sản phẩm/dịch vụ hoặc đơn đăng ký còn có một số thiếu sót, khi đó chủ đơn sẽ giới hạn phạm vi yêu cầu bảo hộ hoặc sửa đổi tương ứng để đơn đăng ký đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.

    - Đơn đăng ký đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bảo hộ. Sau khi chủ đơn hoàn tất việc nộp phí cấp, đăng bạ, công bố văn bằng, Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

    Tổng thời gian xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật khoảng 14 tháng, theo thực tế khoảng 18 – 24 tháng.

     

    THỜI HẠN BẢO HỘ

    Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết MƯỜI NĂM kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

    Theo đó, miễn là chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu còn hoạt động kinh doanh, khi đến thời điểm gia hạn hiệu lực, chủ sở hữu có quyền tiến hành thủ tục gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với Cục Sở Hữu Trí Tuệ để tiếp tục được bảo hộ.

     

    MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỸ PHẨM

     

     

     

     

    Được thành lập từ năm 2007 bởi đội ngũ luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp, chuyên gia thuế, kế toán, Công ty TNHH Tư vấn - Dịch thuật - Sở hữu trí tuệ Á Đông chuyên tư vấn các lĩnh vực cho doanh nghiệp như thành lập, thay đổi, chuyển nhượng vốn, giải thể…. doanh nghiệp; tư vấn đầu tư; thuế, kế toán; điều kiện kinh doanh; công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm; thông báo, đăng ký website; tư vấn đăng ký mã số mã vạch,….

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – DỊCH THUẬT – SỞ HỮU TRÍ TUỆ Á ĐÔNG

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 – 0979 038 040

    Tel: 028 3926 0120 - 3926 0125

    Email: info@a-dong.com.vn; consultant@a-dong.com.vn; email@a-dong.com.vn

    Website: a-dong.com.vn; dangkynhanhieuonline.com; adong-ip.com

     

     

     

     

    Bài viết khác: