THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH 9 SỐ

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH 9 SỐ

Ngày đăng: 13/06/2022 10:41 AM

     

    Mã số mã vạch được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh thương mại để phát triển bền vững, quản lý hiệu quả hàng hóa và các bên suốt chuỗi cung ứng cũng như xác định nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm không an toàn, ngăn chặn hàng giả hàng nhái v.v… và đang được mở rộng tới các lĩnh vực khác như y tế, hải quan, logistic, trao đổi dữ liệu điện tử v.v...

    (Hầu hết các sản phẩm được đưa vào siêu thị hoặc các chuỗi bán hàng lớn, uy tín
    đều phải đáp ứng mã số mã vạch)

    Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần:

    Mã số hàng hóa (Article Number Code) là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Do đó, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.

    Mã vạch (Barcode): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server, thông thường mã vạch sẽ đặt vị trí phía trên mã số.

    Hiện nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số hàng hoá:    
    Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay.  
    Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,...; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống mã số hàng hoá EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8. Tại Việt Nam, mã số mã vạch EAN-13 được sử dụng phổ biến.     
    + Cấu trúc của EAN-13:         
    Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau:

    Mã số mã vạch gồm 09 chữ số có cấu trúc như sau: 893 MMMMMM XXX C (893+6 chữ số (do GS1 cấp) + 3 chữ số doanh nghiệp tự quy định + 1 Số kiểm tra). Tổng cộng gồm 13 chữ số.

    893: là mã quốc gia Việt Nam

    MMMMMM: là mã số doanh nghiệp được GS1 cấp

    XXX là dãy số từ 000 tới 999 do doanh nghiệp đặt cho từng sản phẩm khác nhau (lưu ý: doanh nghiệp nên đặt mã sản phẩm từ số 01 cho sản phẩm đầu tiên và đặt mã số liên tục cho các sản phẩm tiếp theo để tiện quản lý mã số trong quá trình sử dụng)

    C: là số kiểm tra được tính từ toàn bộ 12 số đứng trước (893 MMMMMM XXX) do máy in mã vạch tự động tính, hoặc có thể tự tính như sau: 

    Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 - C:   
    Bước 1 - Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là mã số hàng hoá của quốc gia Việt Nam; 3481 là mã số doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là mã số hàng hoá của doanh nghiệp.
    Bước 2 - Xác định C.    
    Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)        
    Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)   
    Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C) ta có:        
    0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
    Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)  
    Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 - 97 = 3. Như vậy C = 3.    

     

    Mã số mã vạch gồm 09 chữ số, trong đó doanh nghiệp được tự quy định hai chữ số từ 000 đến 999 (số lượng 1000 sản phẩm), thường được sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất tương đối nhiều sản phẩm, như các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm,...

     

    HỒ SƠ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH GỒM 09 CHỮ SỐ

    -  02 Bảng đăng ký sử dụng mã số GTIN (theo mẫu tải tại đây)

    -  02 Bản sao công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép thành lập

    -  02 Bảng đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (theo mẫu)

    -  Giấy ủy quyền (theo mẫu tại đây)

    THỜI HẠN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN MÃ SỐ MÃ VẠCH

    Trong trường hợp hồ sơ được nộp hồ sơ thông qua Á Đông, sau 1 ngày làm việc kể từ ngày GS1 nhận được hồ sơ, Quý khách sẽ được cấp mã số để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình.

    Theo quy định hiện hành, sau 2 - 3 tháng Quý khách sẽ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch do Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng cấp với điều kiện Quý khách phải cập nhật thông tin sản phẩm trên website của mình.

     

    Được thành lập từ năm 2007 bởi đội ngũ luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp, chuyên gia thuế, kế toán, Công ty TNHH Tư vấn - Dịch thuật - Sở hữu trí tuệ Á Đông chuyên tư vấn các lĩnh vực cho doanh nghiệp như thành lập, thay đổi, chuyển nhượng vốn, giải thể…. doanh nghiệp; tư vấn đầu tư; thuế, kế toán; điều kiện kinh doanh; công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm; thông báo, đăng ký website; tư vấn đăng ký mã số mã vạch,….

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – DỊCH THUẬT – SỞ HỮU TRÍ TUỆ Á ĐÔNG

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 – 0979 038 040

    Tel: 028 3926 0120 - 3926 0125

    Email: info@a-dong.com.vn; consultant@a-dong.com.vn; email@a-dong.com.vn

    Website: a-dong.com.vn; dangkynhanhieuonline.com; adong-ip.com

     

     

     

    Bài viết khác: