XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Ngày đăng: 29/12/2020 10:11 AM

    XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

    Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, …Thông thường quyền này được xác lập trên cơ sở đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ, thông qua văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, như Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, …

     

    (Các Văn bằng Bảo hộ quyền SHCN)

    Khi quyền sở hữu công nghiệp bị vi phạm, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể sử dụng các BIỆN PHÁP DÂN SỰ, BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH, BIỆN PHÁP HÌNH SỰ để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin trình bày qua các biện pháp và công việc cụ thể để xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

     

    CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

    * Biện pháp dân sự:

    + Khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    + Theo Bộ luật tố tụng dân sự và Luật sở hữu trí tuệ, chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp hoàn toàn có thể thông qua thủ tục dân sự để xử lý hành vi vi phạm.

    + Việc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp cũng tương tự như đối với các vụ án dân sự khác, đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình PHẢI ĐƯA RA CHỨNG CỨ ĐỂ CHỨNG MINH CHO YÊU CẦU ĐÓ LÀ CÓ CĂN CỨ VÀ HỢP PHÁP.

    + Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp:

    1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

    2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

    3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

    4. Buộc bồi thường thiệt hại;

    5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá vi phạm quyền sở hữu công nghiệp với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

    Theo biện pháp này, chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp bị vi phạm có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

    + Ví dụ một bản án về sở hữu công nghiệp

     

    * Biện pháp hành chính:

    + Thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan hành chính có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp khá đa dạng, nhưng thông thường chủ yếu thông qua các Cơ quan sau:

    • Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ;

    • Cơ quan Công an kinh tế;

    • Cơ quan Quản lý thị trường;

    • Cơ quan Hải quan.

    + Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, ngày 29/08/2013, có thể tham khảo tại địa chỉ sau:

    https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Nghi-dinh-99-2013-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-so-huu-cong-nghiep-205677.aspx

    + Trong thực tế, giải quyết vi phạm quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính, tức yêu cầu cơ quan quản lý hành chính xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, là biện pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay.

    + Ví dụ một Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp:

    (Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về SHCN)

    * Biện pháp hình sự:

    + Tội vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

    + Theo quy định này, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, có thể bị phạt tù đến 03 năm.

    + Ngoài ra, pháp nhân thương mại phạm tội, có thể bị phạt đến 05 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn đến 02 năm; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn đến 03 năm.

    So với hai biện pháp trên, biện pháp này ít được áp dụng trên thực tế.

     

    CÔNG VIỆC CỤ THỂ ĐỂ XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

    * Giám định sở hữu công nghiệp

    + Để tiến hành xử lý vi phạm, thông thường chủ thể có quyền nên tiến hành giám định sở hữu công nghiệp để có cơ sở đánh giá việc vi phạm.

    + Giám định về sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

    + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp có quyền trưng cầu giám định về sở hữu công nghiệp khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý.

    + Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan có quyền yêu cầu giám định hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    + Hiện nay có một cơ quan duy nhất có chức năng giám định sở hữu công nghiệp là Viện Khoa Học Sở Hữu Trí Tuệ (VIPRI).

    + Ví dụ về một Kết luận giám định

     

    * Các bước giải quyết vụ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

    • Bước 1: Gửi yêu cầu cảnh báo bằng văn bản (kèm theo Kết luận giám định trong đó kết luận đối tượng nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp) đến bên vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp: bước này là không bắt buộc mà dựa trên cơ sở để tiết kiệm chi phí cho chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, cũng như giải quyết sự việc trên cơ sở thiện chí và hợp tác. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp sẽ gửi văn bản đến bên vi phạm yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và cam kết không lặp lại hành vi vi phạm trong tương lai. Trên thực tế, nhiều chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đã đạt được mục đích ngay tại bước này.

    • Bước 2: Yêu cầu Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng một trong ba biện pháp như phân tích ở trên. Trong bước này, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp phải chứng minh quyền chủ thể quyền sở hữu công nghiệp của mình và cung cấp các thông tin, bằng chứng về hành vi vi phạm của bên vi phạm, chẳng hạn như hóa đơn mua hàng, ảnh chụp bảng hiệu, hình ảnh vi phạm quyền sở hữu công nghiệp,…

     

    Công ty TNHH Tư vấn - Dịch thuật - Sở hữu trí tuệ Á Đông là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được sáng lập và phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,....., cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu,….

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – DỊCH THUẬT – SỞ HỮU TRÍ TUỆ Á ĐÔNG

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 – 0979 038 040

    Tel: 028 3926 0120 - 3926 0125

    Email: info@a-dong.com.vn; consultant@a-dong.com.vn; email@a-dong.com.vn

    Website: a-dong.com.vn; dangkynhanhieuonline.com; adong-ip.com

     

     

     

    Bài viết khác: