TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Sở hữu trí tuệ là những sản phẩm được tạo ra từ sự sáng tạo của con người, là tài sản quan trọng đối với lợi thế bán hàng độc nhất (USP) của doanh nghiệp. Pháp luật về sở hữu trí tuệ là khác nhau ở mỗi quốc gia, điều này khiến cho dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ cực kì quan trọng đối với việc thông hiểu và bảo vệ doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. Tại Á Đông, đội ngũ của chúng tôi là chuyên gia về các yêu cầu, thủ tục pháp lý của mỗi quốc gia, đặc biệt là tại Việt Nam, và luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn các thông tin về sở hữu trí tuệ liên quan đến các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG

ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN

Đăng ký bản quyền là việc tác giả sáng tạo ra tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm do mình sáng tạo ra tại Cục bản quyền tác giả để bảo hộ cho tác phẩm của mình.
ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ

Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế nào khác của bên thứ ba.
GIA HẠN VĂN BẰNG BẢO HỘ

GIA HẠN VĂN BẰNG BẢO HỘ

Gia hạn văn bằng bảo hộ là việc cần thiết phải thực hiện của chủ sở hữu. Giúp VBBH được tiếp tục có hiệu lực tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức khác.
SỬA ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ

SỬA ĐỔI VĂN BẰNG BẢO HỘ

Chủ sở hữu khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhưng sau đó có các thông tin được thay đổi như tên tổ chức, địa chỉ (đối chiếu với Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp); giảm, loại bỏ các nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ thì cần thực hiện thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ đến cơ quan chuyên trách (Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả,...) để cập nhật và ghi nhận thông tin chính xác vào văn bằng bảo hộ, nhằm tránh các rắc rối phát sinh sau này.
CHUYỂN NHƯỢNG VĂN BẰNG BẢO HỘ

CHUYỂN NHƯỢNG VĂN BẰNG BẢO HỘ

Khi đã được Cục SHTT, Cục Bản quyền tác giả,... cấp các văn bằng bảo hộ đối với các tài sản Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng các văn bằng của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt với các đối tượng tài sản khác ngoài Điều kiện chuyển nhượng phải lập thành hợp đồng chuyển nhượng thì hợp đồng chuyển nhượng văn bằng bảo hộ chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Để có cơ sở xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục giám định sở hữu công nghiệp. Khi kết luận giám định cho biết đối tượng nghi ngờ vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu tiến hành các bước tiếp theo như thông báo trực tiếp cho bên bị nghi ngờ vi phạm đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm, khiếu nại đến Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quản lý thị trường, Thanh tra Sở Khoa Học Công Nghệ, UBND các cấp, Cơ quan công an), khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình,…
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét và ra quyết định xử lí các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong vụ việc tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ

ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ QUỐC TẾ

Đăng ký quốc tế sở hữu trí tuệ giúp chủ đơn bảo hộ ở các nước trên thế giới với chi phí thấp hơn so với nộp riêng rẽ ở từng nước. Hiện nay, các chủ đơn có thể đăng ký quốc tế sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Về mặt nguyên tắc, chủ đơn có thể nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu ở các nước thông qua Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid với chi phí thấp, nhưng khi nộp vài nước chi phí có thể vẫn cao hơn sơ với việc nộp riêng vào từng nước. Ngoài ra, đối với các nước chưa là thành viên của Thoả ước Madrid, Nghị định thư Madrid, chủ đơn không thể sử dụng hệ thống này để bảo hộ nhãn hiệu. Để nộp hồ sơ riêng vào từng nước, trường hợp chủ đơn chưa có cơ sở kinh doanh ở nước ngoài, cần phải nộp thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, thường là các Văn phòng luật sư ở nước sở tại. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ở các nước khác nhau có thể khác nhau nên trước khi nộp đơn, chủ đơn cần phải nhờ Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, Văn phòng luật sư chuyên về nhãn hiệu tư vấn trước để được bảo hộ nhãn hiệu tối ưu nhất.
ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập. Khi cần bảo hộ ở nước ngoài, trường hợp không nộp thông qua hệ thống đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp La Hay, chủ đơn cần phải tiến hành nộp riêng vào từng nước. Pháp luật đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở các nước khác nhau có sự khác nhau, nên trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, chủ đơn cần sự tư vấn của Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, Văn phòng luật sư chuyên về kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại.
BẢO HỘ CÁC ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC

BẢO HỘ CÁC ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC

Chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại, giống cây trồng là những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
MÔI GIỚI MUA BÁN - CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU

MÔI GIỚI MUA BÁN - CHUYỂN NHƯỢNG NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Chủ đơn muốn được bảo hộ nhãn hiệu phải tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ. Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay tương đối dài, hơn 12 tháng, thực tế khoảng 24 tháng. Nhưng điều quan trọng là chủ đơn chưa chắc chắn có được văn bằng bảo vì có thể xuất hiện một đối chứng trùng/tương tự với nhãn hiệu có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm hơn. Để rút ngắn thời gian và chắc chắn có đăng ký độc quyền, chủ thể cần có chỉ cần chuyển nhượng nhãn hiệu đã được đăng ký của người khác.