ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM ÂM NHẠC

ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Ngày đăng: 23/03/2022 09:37 AM

    Bài hát (Bài ca, ca khúc, khúc ca) là một sáng tác âm nhạc được trình bày bởi giọng người (thanh nhạc), xuất phát từ chữ cantiō (Latin) có nghĩa là tất cả mọi thứ có thể được hát. Thường được thực hiện ở các cao độ (giai điệu) riêng biệt và cố định bằng cách sử dụng các mẫu âm thanh và khoảng lặng. Những từ được viết ra dành riêng cho âm nhạc hoặc âm nhạc được tạo ra đặc biệt, được gọi là lời bài hát.

    Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn (Điều 10 Nghị định 22/2018 NĐ-CP).

    Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019), bài hát (hay còn gọi là tác phẩm âm nhạc) được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả, theo đó:

    Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

     1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    ....

    d) Tác phẩm âm nhạc;

    Tại sao phải đăng ký bảo hộ Tác phẩm âm nhạc?

    Hiện nay, nền tảng mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ, đây là cơ hội nhằm giúp các nghệ sĩ, nhạc sĩ, producer hoặc ngay cả những người bình thường nhất nhưng có khiếu về âm nhạc cũng có thể nổi tiếng chỉ sau một đêm với tác phẩm bài hát của mình. Tuy nhiên, cũng từ các nền tảng này có rất nhiều trường hợp xâm phạm quyền tác giả của tác phẩm như tự ý lấy bài hát của người khác và đưa lên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, TikTok, Instagram… hay sử dụng bài hát làm nhạc nền cho video livestream bán hàng, chơi game có donate, video highlight game, dùng lời bài hát nhưng hòa âm phối khí tạo một bản nhạc khác, lồng ghép bài hát vào các video ngắn để tạo “viral” nhằm thu hút người xem và đem lại nhiều lợi ích khác nhau như để kiếm tiền hay “câu view”, tăng lượt theo dõi. Tuy nhiên, những người này lại không không trả phí bản quyền cho chính Nhạc sĩ, hay còn gọi là tác giả, chủ sở hữu bản quyền bài hát và ngang nhiên được hưởng và thu lợi từ chính những việc xâm phạm sở hữu trí tuệ.

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì:

    Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

    Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

    Như vậy, tác phẩm âm nhạc (bài hát) hoàn thành, bản quyền bài hát sẽ tự động được bảo hộ, không bắt buộc bài hát đó đã được đăng ký hay chưa. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật luôn khuyến khích Tác giả hoặc Chủ sở hữu bài hát đăng ký bản quyền bài hát để được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả” nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra.

    Nếu đã đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc thì tác giả hoặc Chủ sở hữu sẽ không có nghĩa vụ chứng minh bản quyền bài hát thuộc về mình khi có tranh chấp xảy ra, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. (quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)

    Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả loại hình tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam

    1. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc bao gồm:

    * Các tài liệu cơ bản:

    + Bản sao công chứng CMND/ thẻ CCCD của tác giả;

    + Bài hát (tác phẩm âm nhạc) muốn đăng ký;

    + Giấy ủy quyền (theo mẫu của Tổ chức đại diện bản quyền tác giả);

    * Ngoài ra, có thể có các tài liệu sau:

    + Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm) (nếu cần);

    + Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

    + Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép kinh doanh/Giấy phép thành lập (nếu cần);

    + Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu cần)

    +  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu cần)

    + Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc (tải tại đây)

    2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

    Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ, thực tế có thể kéo dài hơn. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

    Thời hạn bảo hộ bản quyền tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam

    (Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019)

    Sẽ có 2 trường hợp:

    Trường hợp thứ 1: Bài hát khuyết danh là bài hát khi công bố không có hoặc chưa đặt tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh tác giả) thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ khi bài hát được công bố lần đầu tiên.

    Trường hợp thứ 2: Bài hát đã có thông tin tác giả thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và sau khi tác giả chết sẽ được bảo hộ tiếp 50 năm, trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

    Thời hạn bảo hộ quy định chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

    Ví dụ: Tác phẩm Rap âm nhạc tên XYX được sáng tác và đồng sở hữu bởi Rapper X và Y. Được công bố trên Youtube vào ngày 01/01/2022.

    01/01/2023, rapper X mất và đến 01/01/2024 thì rapper Y mất. Vậy thời hạn bảo hộ tác phẩm XYX sẽ là năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết vào 24h ngày 31/12/2074.

     

     

    ( Mẫu Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả tác phẩm âm nhạc)

    Công ty TNHH Tư vấn - Dịch thuật - Sở hữu trí tuệ Á Đông là một tổ chức hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được sáng lập và phụ trách bởi các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp do Cục Sở Hữu Trí Tuệ và Cục Bản Quyền Tác Giả cấp chứng chỉ hoạt động, có thâm niên hành nghề hơn 20 năm, kinh nghiệm chuyên sâu để xử lý hồ sơ đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,....., cũng như các vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ như giám định, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ, môi giới mua bán nhãn hiệu,….

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – DỊCH THUẬT – SỞ HỮU TRÍ TUỆ Á ĐÔNG

    Phòng F2&F3, Tòa nhà FOSCO, Số 2 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

    Hotline:  0903 693 301 - Mobile: 0909 393 329 – 0979 038 040

    Tel: 028 3926 0120 - 3926 0125

    Email: info@a-dong.com.vn; consultant@a-dong.com.vn; email@a-dong.com.vn

    Website: a-dong.com.vn; dangkynhanhieuonline.com; adong-ip.com

    Bài viết khác: